Thứ sáu, 19/04/2024 - 15:59|
CHÀO MỪNG BẠN ĐẾN VỚI CỔNG THÔNG TIN ĐIỆN TỬ CỦA TRƯỜNG TIỂU HỌC NGUYỄN ĐỨC CẢNH

Tiểu sử Nguyễn Đức Cảnh

Ông là người làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái BìnhÔng là người làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình

Ông là người làng Diêm Điền, tổng Hổ Đội, huyện Thụy Anh (nay thuộc thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thụy), tỉnh Thái Bình.[1][2]

Cha của ông là cụ ông Nguyễn Đức Tiết, từng tham gia cuộc khởi nghĩa chống Pháp do Đề đốc Tạ Quang Hiện lãnh đạo. Năm 1888, cụ đỗ cử nhân khoa Mậu Tý, nhưng không ra làm quan mà ở nhà dạy học. Thân mẫu của anh là cụ bà Trần Thị Thùy, người làng Cổ Am, huyện Vĩnh Bảo, Hải Dương (nay thuộc Hải Phòng)[1]. Ông bà có với nhau 4 người con là Nguyễn Đức Phúc, Nguyễn Thị Lộc, Nguyễn Đức Cảnh và Trần Thị Thừa[3].

Từ nhỏ, ông được thừa hưởng sự giáo dục Nho học của cha. Tuy nhiên, sau khi cha ông qua đời vào năm 1915, ông được Nguyễn Đạo Quán và Trần Mỹ, bạn học của cha, là tri phủ, nhận làm con nuôi và cho đi học trường Hương học[3]. Sau khi học xong bậc tiểu học, năm 1923, ông được cho đi học tiếp ở Trường Thành Chung Nam Định (nay là trường THPT Chuyên Lê Hồng Phong- Nam Định). Tại đây, ông kết thân với một số bạn bè trẻ tuổi, trong đó có Đặng Xuân KhuĐặng Xuân ThiềuNguyễn Danh ĐớiNguyễn Văn Năng.

Chịu ảnh hưởng tư tưởng chống Pháp từ cha, trong thời gian học tại Nam Định, ông cùng nhiều bạn học tham gia các phong trào đòi thả Phan Bội Châu năm (1925), để tang Phan Chu Trinh năm (1926) và vì thế bị đuổi học.[2]

Ông rời Nam Định lên Hà Nội tìm việc làm để tự nuôi sống. Ban đầu, ông làm thư ký cho hiệu ảnh Hưng Ký, rồi làm giáo viên Trường tư Công Ích tại phố Bạch Mai. Do thường xuyên truyền bá tư tưởng yêu nước trong giờ dạy cho học sinh nên Hiệu trưởng nhà trường rất lo sợ, đã yêu cầu ông chỉ được dạy đúng nội dung sách giáo khoa do Nhà nước bảo hộ quy định. Ông bèn thôi việc, vào làm thợ sắp chữ ở nhà in Mạc Đình Tư.[4]

Cuối năm 1926, ông đã có những tiếp xúc đầu tiên với những hạt nhân của Nam Đồng Thư xã, và dần chịu ảnh hưởng chính trị của tổ chức này, dẫn đến việc anh tham gia vào một tổ chức chính trị mà về sau được biết đến với tên gọi là Việt Nam Quốc dân Đảng.[2][4]

Mùa thu năm 1927, ông và Lý Hồng Nhật được tổ chức cử sang Quảng Châu (Trung Quốc) để tìm hiểu về Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội. Tại đây, ông đã dự thính một lớp huấn luyện chính trị do Tổng bộ Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội mở. Điều này đã có ảnh hưởng sâu sắc dẫn đến việc anh và người bạn Lý Hồng Nhật gia nhập Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí hội.

Ngày 28 tháng 7 năm 1929, thực hiện Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương lâm thời về công tác công vận, ông triệu tập Đại hội đại biểu công nhân các tỉnh Bắc kỳ tại 15 Hàng Nón (Hà Nội), thành lập Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ. Anh được cử làm Hội trưởng lâm thời, phụ trách tờ báo Lao động và tạp chí Công hội đỏ.[2]

Ngày 14 tháng 8 năm 1929, với sự giúp đỡ của một cơ sở Đông Dương Cộng sản Đảng, một tờ báo in bằng bản đất sét, trên giấy Đáp Cầu một mặt ráp một mặt nhẵn, khổ 22x30cm, ông lấy tên là báo Lao động đã ra đời trong căn phòng nhỏ 10m2 ở ngõ Thông Phong, phố Hàng Bột (Hà Nội). Nhân sự tờ báo ban đầu do ông làm Tổng biên tập, với 2 nhà báo là Trần Hồng Vận (Trần Học Hải) và một nữ đảng viên tên là Thu Vân.

Tháng 12 năm 1929, ông triệu tập Hội nghị Tổng Công hội đỏ Bắc kỳ, quyết định thống nhất các Tổng Công hội địa phương lên Xứ và bầu Ban trị sự chính thức. Tại Hội nghị này, anh đã đề cử ông Trần Văn Lan, công nhân nhà máy sợi Nam Định, làm Hội trưởng[3].

Tháng 8 năm 1929, Đảng bộ Đông Dương Cộng sản đảng Hải Phòng thành lập. Ban Chấp hành Đảng bộ lâm thời gồm 3 người là Nguyễn Đức Cảnh (Bí thư), Hoàng Văn Đoài và Nguyễn Hữu Căn (Ủy viên).

Đầu tháng 1 năm 1930, anh và Trịnh Đình Cửu được cử làm đại diện của Đông Dương Cộng sản đảng sang Cửu Long (Trung Quốc) để dự Hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, dưới sự chủ trì của Nguyễn Ái Quốc. Sau khi về nước, các ông đã triệu tập Hội nghị tại số nhà 42 Hàng Thiếc (Hà Nội) bàn triển khai Nghị quyết Hội nghị Cửu Long và Chỉ thị của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc, đồng thời cử ra Ban Chấp hành lâm thời. Anh tuy được giới thiệu vào Trung ương nhưng đã đề cử ông Trần Văn Lan thay thế.

Tháng 5 năm 1930, ông được Trung ương cử làm Bí thư Xứ ủy Bắc kỳ. Đến cuối tháng 10 năm 1930, ông được Trung ương cử vào tham gia Xứ ủy Trung kỳ và được Hội nghị toàn thể Xứ ủy đã bầu đồng chí vào Ban Thường vụ Xứ ủy và phân công phụ trách công tác tuyên huấn, tham gia chỉ đạo phong trào Xô Viết Nghệ Tĩnh

Lượt xem: 487
Bài tin liên quan
Tin đọc nhiều
Liên kết website
Thống kê truy cập
Hôm nay : 1
Hôm qua : 0
Tháng 04 : 18
Năm 2024 : 154